Những điều trên đã chứng minh cho ý kiến rằng “Ba chủ yếu cơ bản” (The triple bottom line) bao gồm: con người (people), lợi nhuận (profit) và hành tinh (planet) vốn không có mâu thuẫn nội tại nào.
Thật đáng tiếc, dựa theo các tính toán hợp lý, 9/10 lần mối quan tâm về lợi nhuận sẽ mâu thuẫn với mối quan tâm về con người và môi trường. Chuyện gì sẽ xảy ra với khả năng tồn tại của công ty bạn nếu đổi sang các nhà cung cấp điện “xanh” với giá gấp đôi? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu công ty kiên quyết chỉ sử dụng các sản phẩm “thương mại bình đẳng” (fair trade) trong suốt chuỗi cung ứng? Chúng ta chưa nói đến các thay đổi chỉ mang tính hình thức như sử dụng giấy tái chế trong máy photocopy hay xây chỗ để xe đạp trong bãi đỗ xe.
Bằng cách thuyết phục việc kinh doanh chuyển hướng sang bền vững, chúng ta giới hạn thực hành sống xanh vào những phạm trù nhỏ hẹp mà phải ít tốn phí, ít rủi ro và ít tổn hại đến doanh nghiệp.
Những luận điểm này còn chỉ ra một tác hại sâu xa hơn: chúng ngụ ý rằng nền tảng để đi đến một quyết định có lợi cho môi trường phải căn cứ trên những gì đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Chỉ bằng việc tung hô: “Hãy sống xanh vì bạn có thể làm ra nhiều lợi nhuận hơn”, họ đã xác định lợi nhuận chính là động cơ chính.
Giống vậy, một số công ty đang dần chấp nhận một số quy chuẩn về đạo đức môi trường dựa trên các động cơ do lợi nhuận điều khiển.
Tất nhiên, nhiều người, và một số công ty, đã có những bước tiến đáng kể để đạt tới sự bền vững. Nếu chúng ta muốn nhiều đối tượng hơn làm điều tương tự, ta cần thu hút họ bằng những động cơ thật sự nằm sau những lựa chọn đó. Động cơ thật sự rất rõ ràng: tình thương, sự quan tâm và mong muốn được phụng sự.
Khi ta bước sâu hơn vào trong công việc phụng sự, nỗi sợ hãi thường tìm đến cùng với sự không chắc chắn, và một khoảnh khắc tự nhìn lại bản thân. Tôi là ai? Tôi phụng sự cho điều gì? Ngay cả trong hay ngoài thế giới kinh doanh thì những câu hỏi này cũng được dấy lên.
Thực tế thì “các loại hình kinh doanh vì tính bền vững” cũng phản ánh một phần nào đó sự thật. Khi ta bước chân vào công việc này, thế giới cuối cùng cũng đền đáp lại tấm lòng rộng lượng của ta, mặc cho việc này có thể diễn ra theo hình thức hoặc thời điểm nào đó không thể đoán được. Kinh doanh xoay quanh những con số và dự đoán, nhưng nguyên tắc cơ bản mà nó đang cố gắng truyền tải chính là món quà đó được xảy ra một cách luân chuyển. Nếu bạn làm gì thế giới, thì một cách nào đó, nó sẽ trả ngược lại cho bạn.
Thông thường thì những nguyên tắc như vậy thì thuộc các trường tâm linh hoặc tôn giáo, tách ra và khác biệt hẳn so với thế giới của kinh tế. Đã đến lúc sự tách biệt này được kế thúc.
Mọi người, ngay cả những vị ủy viên đã kiệt sức, cũng khao khát có được nó ở một mức độ nào đó, để có thể hòa hợp giữa cuộc sống bận rộn và mối quan tâm sâu thẳm của họ. Nhưng đây không phải là việc mặc kệ những hiện thực của doanh nghiệp và quăng bỏ mọi thứ. Nó có nghĩa là tiến một bước tiến mới, có vẻ đáng sợ và nguy hiểm hơn. Đây là bước tiến mà không có những tình huống kinh doanh chắc chắn nữa. Nó đến từ một mục đích khác.
Tại thời điểm này, có một dạng khác của các “thương vụ kinh doanh” cho vấn đề bền vững. Nó đến từ những câu hỏi như: “Bạn thật sự là ai?”, “Bạn quan tâm vấn đề gì?” và “Bạn làm gì?” Lòng can đảm được sinh ra từ chính việc cân nhắc kỹ lưỡng những câu hỏi như vậy.
Những phi vụ kinh doanh khác – những vụ dựa vào lợi nhuận, chỉ là công cụ chiến lược, một cách để cho phép những người kế toán chấp thuận với những gì chúng ta thật sự muốn. Có thật ngây thơ khi nghĩ rằng có gì đó hơn cả PR và tiêu phí tiền bạc vào việc thuyết phục sản phẩm của doanh nghiệp là “xanh” trong các tuyên bố bền vững của họ? Có lẽ là vậy, nhưng cũng không ngây thơ hơn việc nghĩ rằng những người khác sẽ từ bỏ mối quan tâm cá nhân cho việc phục vụ vì thế giới xinh đẹp của chúng ta.