Ngày nay, thế giới ngày càng phát triển, công nghệ ngày càng hiện đại, nền công nghiệp ngày càng phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển đó lại gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường đặc biệt là trong những ngành công nghiệp sử dụng nhựa làm nguyên vật liệu sản xuất, một trong những điển hình là ngành sản xuất giấy hiện nay. Vì vậy, trước sự báo động những thiệt hại gây ra đến môi trường, người tiêu dùng ngày nay ngày càng có nhu cầu sử dụng những sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường hơn, đồng thời, đảm bảo sự tiện ích. Một trong số đó là sản phẩm từ giấy tái chế.
Những lợi ích của việc sử dụng sản phẩm giấy tái chế đối với môi trường và xã hội.
1. Bảo vệ tài nguyên thiên
Khi đốn hạ cây trong rừng lấy gỗ sản xuất giấy, ngành công nghiệp giấy đã trồng rừng thay thế. Tuy nhiên, đây là rừng nguyên liệu để sản xuất bột giấy.
Nhu cầu về giấy đẩy mạnh quá trình chuyển đổi rừng tự nhiên thành rừng sản xuất.
Việc khai thác gỗ có thể làm cạn kiệt rừng tự nhiên. Tăng cường trồng rừng làm nguồn nguyên liệu dùng cho sản xuất giấy gây nhiều ảnh hưởng bất lợi đối với chất lượng nước, tính đa dạng sinh học, môi trường sống của động, thực vật hoang dã và tính toàn vẹn của hệ thống sinh thái rừng tự nhiên.
Rừng cây lá kim được trồng phục vụ sản xuất tuy lớn nhanh nhưng không cung cấp nơi sống hoang dã cho muông thú và bảo tồn tính đa dạng sinh học như rừng tự nhiên.
Khi tạo ra sản phẩm mới từ nguồn vật liệu đã qua sử dụng, lượng gỗ phải chặt hạ để sản xuất bột giấy sẽ giảm, con người sẽ giảm bớt nhu cầu tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên. Và đó có lẽ là cách đơn giản nhất để gìn giữ cho thế hệ tương lại những gì chúng ta được hưởng hôm nay. Đó là nguồn tài nguyên thiên nhiên và môi trường sống trong lành, đúng như quan điểm phát triển bền vững.
Nhờ đó, việc tái chế giấy giúp:
– Giữ lại được rừng;
– Giảm áp lực chuyển đổi rừng tự nhiên và các khu vực nhạy cảm về sinh thái như đầm lầy thành rừng sản xuất;
– Giúp giữ gìn toàn bộ giá trị mà hệ thống sinh thái rừng cung cấp. Bao gồm: nước sạch, môi trường sống của muông thú và tính đa dạng sinh học.
2. Giảm lượng phát thải CO2
Hằng ngày, con người hít O2, thải CO2, còn cây cối hấp thụ CO2.
Cây ít tuổi hấp thụ CO2 nhanh hơn; nhưng cây già có thể tồn trữ nhiều CO2.
Khả năng trữ CO2 của cây già giúp giảm sự tập trung của khí nhà kính trong khí quyển.
Nếu tái chế giấy, tần suất đốn hạ cây lấy gỗ để sản xuất giấy sẽ giảm, lượng CO2 trữ trong cây sẽ tăng.
Nếu không tái chế, giấy đã qua sử dụng bị vùi trong các bãi chôn lấp, phân hủy và tạo thành methan – một thành phần độc của khí nhà kính.
Tái chế giấy giúp giảm lượng giấy cần chôn lấp, từ đó giảm khí nhà kính thoát ra.
Ngoài ra, còn làm giảm ô nhiễm không khí và nước; đồng thời tiết kiệm diện tích đất lớn sử dụng vào việc chôn rác; cắt giảm sự phát sinh của các khí độc khác như oxid nitrogen (tạo nên sương khói) và các chất hạt (sinh ra các bệnh về đường hô hấp).
3. Tiết kiệm năng lượng
Sử dụng nguyên vật liệu tái chế giúp tiết kiệm năng lượng hơn hẳn so với nguyên vật liệu sản xuất mới hoàn toàn, do giảm bớt được một số hoạt động như khai thác, chế biến, vận chuyển…
4. Giảm chất thải rắn
Giấy qua sử dụng nếu được tái chế sẽ giúp giảm thiểu trực tiếp chất thải rắn. Giấy có thể tái chế tới sáu lần trước khi chôn lấp hoặc đốt bỏ. Cùng một tờ giấy nhưng nếu tái chế tới sáu lần, lượng chất thải rắn đương nhiên sẽ giảm so với một tờ giấy chỉ sử dụng một lần. Khi giảm được chất thải rắn, diện tích đất dùng chôn lấp giấy cũng giảm theo.
5. Thân thiện với môi trường
Do ít tiêu thụ tài nguyên thiên nhiên và hạn chế sử dụng năng lượng nên tái chế cũng góp phần làm giảm lượng khí thải ra môi trường, đặc biệt là khí thải nhà kính. Theo một số thống kê tại Anh, tái chế giúp giảm bớt 18 triệu tấn khí CO2 mỗi năm, tương đương với lượng khí thải do 5 triệu chiếc xe hơi phát ra.
6. Giảm nước thải, cải thiện chất lượng nước
Lượng nước thải là đo lường ý nghĩa về môi trường.
Lượng nước thải cho hai chỉ số, gồm:
– lượng nước mới cần dùng trong sản xuất;
– mức độ ảnh hưởng của nước thải ra môi trường.
Sản xuất giấy từ bột nguyên cần nhiều nước. Điều này làm lãng phí nước, nhất là thời kỳ hạn hán hoặc mùa màng khô kiệt.
Sản xuất giấy từ bột nguyên cũng thải nhiều nước hơn, chứa nhiều độc tố hơn so với việc tái chế giấy.
7. Giảm diện tích và số lượng bãi rác
Số lượng rác vẫn không ngừng tang lên trên toàn thế giới. Trong tình hình “đất chật người đông”, sẽ không dễ xây mới hoặc mở rộng các bãi rác. Chưa kể, việc chôn lấp rác chưa qua xử lý còn có thể gây hại cho nguồn nước, đất,… Vì thế, tái chế cũng được xem như là giải pháp góp phần hạn chế rác thải, từ đó giảm bớt số lượng hoặc thu hẹp diện tích các bãi rác.
Với những lợi ích rõ rệt từ giấy tái chế vì vậy chúng tôi tập trung phát triển sản phẩm sử dụng giấy tái chế. Nhằm tận dụng đặc tính của giấy và mục tiêu bảo vệ môi trường.
Không chỉ là nơi cung ứng nguyên liệu giấy carton, giấy tổ ong tấm, công ty Cổ Phần Karta chúng tôi còn cung cấp các sản phẩm được làm từ giấy tái chế :
– Nẹp góc, nẹp cạnh: https://karta.vn/blog/vai-tro-cua-thanh-nep-goc
– Thùng carton: https://karta.vn/giay-carton/
– Pallet giấy : https://karta.vn/blog/bi-quyet-mua-pallet-giay-gia-re/
– Giấy tổ ong tấm: https://karta.vn/giay-to-ong
LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN NHÉ.
Hotline: 091 30 49 202 – 028 37 44 66 86
Địa chỉ: 37 Nguyễn Bá Huân, P. Thảo Điền, Q 2, Tp. Hồ Chí Minh
Website:https://karta.vn/