Sử dụng giấy tái chế liệu có an toàn cho sức khoẻ hay không?

Hiện nay, việc sử dụng giấy tái chế đang được khuyến khích rộng rãi trên toàn cầu với mong muốn tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Có rất nhiều loại hình sản phẩm, ý tưởng được giới thiệu tới công chúng để gia tăng việc sử dụng trên mọi mặt cuộc sống như đóng gói, văn phòng phẩm, nội thất nhỏ, vv. Tuy nhiên, có một băn khoăn lớn từ người sử dụng về tính an toàn của giấy tái chế. Vậy câu trả lời chính xác là gì?

Để có thể đưa ra nhận định và đánh giá chủ quan về độ an toàn của giấy tái chế, bạn cần hiểu quy trình giấy được tái chế như thế nào. Trước tiên, các loại giấy đã qua sử dụng được tập kết vào một công- ten-nơ để đưa vào nhà máy cho công đoạn phân loại. Mỗi loại giấy sẽ được ngâm rửa với nước xà phòng để loại bỏ mực in, lớp nhựa bao ngoài, băng dính hoặc keo hồ.

Sau đó, giấy được đưa vào một bể ngâm lớn, pha trộn cùng các chất hoá học khác nhau để giấy mềm ra, toạ thành hỗn hợp đặc lỏng gọi là bột giấy. Từ đây, các loại giấy được hình thành như giấy bìa, giấy in hoặc giấy dùng cho văn phòng,vv sau khi đưa vào thanh cán. Sau khi giấy khô, nó sẽ được cắt ra để đóng gói đưa đi các nơi tiêu thụ. Các loại hoá chất chủ yếu sử dụng trong quá trình tái chế:

Nghiền bột giấy

o Caustic Soda
o Hydrogen Peroxide
o Dẫn xuất chelating

Hoá chất tẩy mực, màu

o Nonionic Surfactants
o Sodium Silicate
o Xà phòng kim loại
o Dẫn xuất chelating
o Fatty Acids – Oleic, Stearic

Chất chống dính hoặc loại bỏ chống dính

o Nonionic Surfactants
o Cationic Polyacrylamides
o DADMAC (Polydiallyldimethyl ammonium chloride)

Làm sạch nhờn

o Chlorinated and petroleum solvents

Tuỳ vào từng loại giấy, nhà sản xuất sẽ quyết định sử dụng hoá chất cụ thể phù hợp. Tuy nhiên, giấy tái chế sẽ không phải trải qua các công đoạn sử lý sơ bộ như giấy nguyên bản.

Vậy sử dụng chúng có an toàn hay không?

Câu hỏi trên là một câu hỏi rất rộng và không thể có câu trả lời duy nhất Có hay Không. Điều đó còn phụ thuộc nhiều vào nhu cầu và cách sử dụng của bạn cũng như chất lượng tái chế. Tuy nhiên, có một số tình huống chung nhất bạn có thể tham khảo như sau:

Sử dụng giấy tái chế để đựng thực phẩm, ống hút

Rất khó để có thể biết loại giấy tái chế bạn đang dùng hiện nay được tái tạo từ nguồn nào và đã qua bao lần tái chế, vậy nên, nếu bạn có ý định dùng chúng để đựng thực phẩm sống, chín là điều không nên. Khi tiếp xúc trực tiếp, thực phẩm của bạn có nguy cơ nhiễm các chất hoá học tồn dư hoặc mực in rất không tốt cho sức khoẻ.

Những loại giấy tái chế có thể sử dụng cho việc trên ở một số các quốc gia tiên tiến có thể khả thi khi chính phủ đề ra các yêu cầu nghiêm ngặt cho các cơ sở có năng lực nhưng việc này chưa phổ biến.

Sử dụng giấy tái chế cho việc đóng gói bao bì, thùng hàng vận chuyển

Câu trả lời là hoàn toàn phù hợp, tiết kiệm và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bạn thường thấy giấy tái chế dưới dạng dùng carton khi bạn mua các thiết bị như tủ lạnh, TV, máy tính, vv hay bất cứ các vỏ hộp đựng các sản phẩm tiêu dùng phổ thông.

Sử dụng giấy tái chế làm vật dụng cá nhân, văn phòng, nội thất,vv

Đây là những vật dụng bên ngoài, không tiếp xúc trực tiếp qua đường ăn uống nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. Bột giấy đã đường đúc kết chắc chắn nên bạn cũng không cần lo ngại đến các vấn đề về hô hấp.

văn phòng phẩm làm từ giấy tái chế Karta

Sử dụng giấy tái chế cắt giảm nguy cơ chặt phá rừng và việc sử dụng giấy mới tới hơn 30% mà lại không gây ra tác động gì lớn tới sức khoẻ cá nhân. Vậy sao chúng ta lại không lựa chọn giấy tái chế để chung tay bảo vệ môi trường.

Hương Phạm – BestSpy VietNam

Công ty CP Karta chuyên sản xuất và cung cấp giải pháp bao bì đóng gói hiệu quả tối ưu chi phí đồng thời thân thiện với môi trường, quý khách hàng có nhu cầu gọi ngay hotline +84 913 049 202 và email info@karta.vn

https://karta.vn

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.