CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH THÙNG CARTON

Trong quá trình kinh doanh bao bì giấy, tôi thấy khách hàng khá khó khăn trong việc tính diện tích thùng giấy. Công ty cổ phần karta viết một loạt bài tính diện tích các loại thùng cơ bản để hỗ trợ khách hàng.

Như bài trước, tôi chỉ đã chia sẻ cách tính diện tích thùng âm dương. Ở bài viết này, tôi sẽ chia sẻ tới các bạn cách tính diện tích thùng A1

Bài 2: CÁCH TÍNH DIỆN TÍCH THÙNGTHƯỜNG – THÙNG A1

Thùng A1 là tên gọi quen thuộc của dân trong nghề bao bì giấy. Gọi theo thông dụng, nó có tên là thùng carton thường. Hay có thể nói dễ hiểu hơn, nó còn gọi là thùng mì tôm.

Tính diện tích theo chiều dài của khổ giấy

Trước hết muốn tính được diện tích thùng giấy, ta phải đo chiều dài khổ giấy. Tại sao lại phải đo chiều dài khổ giấy? Làm điều này để ta biết được thùng này có cần phải nối hay không. Vì khổ giấy có hạn. Nếu làm thùng nhỏ, thì chúng ta làm từ 01 tấm giấy lớn, cắt cạnh, lăn gờ thành thùng giấy. Còn nếu thùng giấy quá lớn, thì chúng ta phải làm từ 02 tấm giấy, nối lại thành thùng.

Vì chiều rộng máy chạy giấy và máy cắt giấy (máy chạp) có hạn. Ở công ty karta, máy lớn nhất chỉ chạy được tấm giấy có chiều rộng là 2,5m. Như thế, làm thùng có giới hạn tấm giấy không vượt ngưỡng 2,5 chiều rộng và 3m chiều dài.

Các công ty làm thùng giấy A1 khổ lớn này thường là các doanh nghiệp gỗ. Vì đồ gỗ nội thất của họ thường có chiều dài, rộng cũng như diện tích lớn. Nhưng nhiều doanh nghiệp may mặc, cũng dùng thùng A1 nối bởi 02 tấm giấy này. Vì thế, cách tính diện tích thùng giấy A1 có khác một chút.

Cấu tạo thùng A1

Nếu trải thùng A1 ra thành  tấm giấy carton, ta sẽ thấy cấu tạo của nó gồm các phần:

  • 2 phần thân:  gồm 2 khung thân + 4 khung giấy gấp làm đáy trên và đáy dưới
  • 2 phần hông: Gồm 2 khung hông + 4 khung giấy gấp đáy  trên dưới.
  • lưỡi gà: để nối tấm giấy lại thành khối hình vuông hay lập phương. (nếu là giấy 2 mảnh, phải có 02 cái lưỡi gà)

Và cách tính diện tích thùng A1 theo cấu tạo này mà ra.

Cách tính diện tích thùng A1

Khi tính diện tích, ta lấy tổng chiều của mảnh thùng nhân với tổng chiều rộng của mảnh thùng đó.

Với tổng chiều dài ta lấy chiều dài cộng chiều rộng sau đó nhân với 2 cộng thêm với phần lưỡi gà (chiều dài và chiều rộng ở đây là kích thước của thùng). Với tổng chiều rộng ta lấy chiều rộng và chiều cao của thùng cộng với phần tề biên. Sau đó ta chỉ việc lấy tổng chiều dài nhân với tổng chiều rộng sẽ ra diện tích của thùng. Từ đó ta xây dựng được công thức:

S=((D+R)*2+50)*(R+C+30)/1000000 nếu (D+R)*2<2000
S=((D+R)*2+100)*(R+C+30)/1000000 nếu (D+R)*2>=2000

D: chiều dài của thùng

R: chiều rộng của thùng

C: chiều cao của thùng

50/100: chính là phần lưỡi gà để dính hoặc bấm ghim (theo yêu cầu khách hàng)

30: là phần tề biên để cắt cho thẳng mép giấy

(D+R)*2: chính là khổ giấy

Thứ hai: Thùng nắp chồm

Thùng nắp chồm tương tự thùng A1 nhưng cánh thùng chồm từ bên này qua bên kia cạnh thùng. Ta xây dựng được công thức như sau:

S=((D+R)*2+50)*(2*R+C+30)/1000000 nếu (D+R)*2<2000
S=((D+R)*2+100)*(2*R+C+30)/1000000 nếu (D+R)*2>=2000

Với cách tính này, chúng ta sẽ tính ra sẽ sử dụng diện tích giấy bao nhiêu để làm thùng cho bạn. Hoặc doanh nghiệp bạn có thể tự tính để biết cần đầu tư bao nhiêu cho việc đặt lô hàng thùng carton từ các công ty sản xuất bao bì giấy. Và chúng tôi cũng hoan nghênh bạn tính diện tích để so sánh với chúng tôi.

“Karta – Không sợ mệt, Không sợ mỏi, Chỉ sợ mềm”.

Chia sẻ của Hằng Nguyễn

Công ty Cổ phần KARTA

37 Nguyễn Bá Huân, P. Thảo Điền, Quận 2, TP.HCM

Email: info@karta.vn

        ĐT: 08-37446686; Fax: 08-37446618

Hotline: 0913049202

 

Trả lời

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.